Phật pháp ứng dụng Nuốt thẹn

Một ngày kia, vì hoàn cảnh bất thường làm chậm trể việc chuẩn bị cơm nước cho thiền sư Fugai và đồ đệ ở thiền viện Soto. 

Người nấu bếp đã hối hả ra vườn cắt một mớ rau, băm vụn để nấu cháo mà không biết rằng trong rau có một phần con rắn bị cắt.

Ðám môn đồ của Fugai khen món cháo thật ngon. Nhưng khi vị thiền sư trông thấy đầu rắn trong bát của ngài, liền cho gọi anh đầu bếp. "Cái gì thế này?" ngài hỏi và giơ cao đầu rắn.

"Ồ, xin cám ơn sư phụ," anh đầu bếp trả lời, vồ lấy món lạ và ăn thật nhanh.

Xem thêm:

Nuốt thẹn

Phật pháp ứng dụng Nuốt thẹn

Một ngày kia, vì hoàn cảnh bất thường làm chậm trể việc chuẩn bị cơm nước cho thiền sư Fugai và đồ đệ ở thiền viện Soto. 

Người nấu bếp đã hối hả ra vườn cắt một mớ rau, băm vụn để nấu cháo mà không biết rằng trong rau có một phần con rắn bị cắt.

Ðám môn đồ của Fugai khen món cháo thật ngon. Nhưng khi vị thiền sư trông thấy đầu rắn trong bát của ngài, liền cho gọi anh đầu bếp. "Cái gì thế này?" ngài hỏi và giơ cao đầu rắn.

"Ồ, xin cám ơn sư phụ," anh đầu bếp trả lời, vồ lấy món lạ và ăn thật nhanh.

Xem thêm:

Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Đức Phật Di Lặc

I. Thân Thế Ngài:

Ngài người dòng Bà La Môn ở Nam Thiên Trúc. Cha mẹ tên là Ba Bà Lợi. Ngài họ A Dật Đa, tên Di Lặc.

II. Ý Nghĩa Tên Ngài:

A Dật Đa dịch là Vô Năng Thắng, có nghĩa là sự tu hành và lòng từ bi ngài không ai sánh kịp. Di Lặc dịch là Từ-thị. Trước kia mẹ ngài là một người tâm địa không tốt, nhưng sau khi thọ thai ngài thì tâm trở nên hiền từ. Vả lại trong kiếp trước ngài đã từng tu phép tu tâm tam muội, Ngài tu pháp ấy đến khi thành Phật, nên gọi Ngài là Từ-thị.

III. Tiền Thân Của Ngài:

Trong một kiếp trước đời Đức Phật Đại Thông Trí Thắng, Ngài cùng Đức Phật Thích Ca đồng thời phát Bồ Đề tâm tu các pháp lành. Đến đời Đức Phật Nhựt Nguyệt Đăng, Ngài cũng xuất gia tu hành.

Ngài có lòng Từ Bi, nhưng thiếu hạnh Tinh Tấn, nên khi Đức Phật Thích Ca thành Phật Ngài mới lên địa vị Bồ Tát Bổ Xứ, nghĩa là sẽ thành Phật trong một đời sau. Ngài được Đức Phật Thích Ca thọ ký sẽ thành Phật Di Lặc sau này tại Long Hoa Hội.

1. Hạnh Tu: Ngài tu theo pháp Duy Thức, không chấp vào danh tướng giả hợp, chỉ tin vào nhân duyên giả hợp mà phát sanh.

2. Hạnh Nguyện: Hiện nay Ngài ở cung trời Đâu Suất Nội Viện thuyết pháp độ chúng sanh. Nhờ hạnh nguyện rộng lớn của Ngài nên những ai sanh lên cung trời Đâu Suất Nội Viện thì không còn thoái đọa. Đến khi nhân loại sống đến tám vạn tuổi, ngài mới hiện sanh và thành Phật dưới cây Long Hoa.

3. Một Hóa Thân Của Ngài: Ngài hiện thân làm vị Hòa Thượng tại đất Minh Châu huyện Phụng Hóa và lấy tên là Khê Tử. Mình Ngài rất to lớn, tánh tình hoan hỷ, nói năng khác thường, ngủ nghỉ không chọn sang hèn. Ngài thường mang túi vải đi khất thực, đem về nuôi trẻ con. Người ta thường gọi Ngài là Bố Đại Hòa Thượng (Hòa Thượng mang túi vải). Trước khi qua đời, Ngài có để lại bài kệ rằng:

"Di Lặc thiệt là ta Phân thân như hằng sa
Thường hiện làm thường dân,
Mắt phàm không thấy ta."

IV. Biểu Tướng Và Lòng

Quy Ngưỡng Của Phật Tử:

Hiện nay các chùa đều thờ tượng Ngài bên phía tay phải của Đức Phật Thích Ca. Rất nhiều nơi tạc hình Ngài thân thể to lớn, mặt mày vui vẻ, lại có sáu đứa con nít leo trên mình. Sáu đứa con nít biểu hiệu cho sáu thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) luôn luôn khuấy phá Ngài. Nhưng vì Ngài đã tu phép Duy Thức nên Ngài vẫn luôn luôn tự tại.

V. Niệm Danh Hiệu Ngài:

Niệm danh hiệu hoan hỷ, vui tươi.
Cầu  mong  được  Ngài  hóa độ.
Mong được dự Hội Long Hoa để được Ngài Giáo Hóa.

Xem thêm:

Đức Phật Di Lặc

Phật pháp ứng dụng Đức Phật Di Lặc

I. Thân Thế Ngài:

Ngài người dòng Bà La Môn ở Nam Thiên Trúc. Cha mẹ tên là Ba Bà Lợi. Ngài họ A Dật Đa, tên Di Lặc.

II. Ý Nghĩa Tên Ngài:

A Dật Đa dịch là Vô Năng Thắng, có nghĩa là sự tu hành và lòng từ bi ngài không ai sánh kịp. Di Lặc dịch là Từ-thị. Trước kia mẹ ngài là một người tâm địa không tốt, nhưng sau khi thọ thai ngài thì tâm trở nên hiền từ. Vả lại trong kiếp trước ngài đã từng tu phép tu tâm tam muội, Ngài tu pháp ấy đến khi thành Phật, nên gọi Ngài là Từ-thị.

III. Tiền Thân Của Ngài:

Trong một kiếp trước đời Đức Phật Đại Thông Trí Thắng, Ngài cùng Đức Phật Thích Ca đồng thời phát Bồ Đề tâm tu các pháp lành. Đến đời Đức Phật Nhựt Nguyệt Đăng, Ngài cũng xuất gia tu hành.

Ngài có lòng Từ Bi, nhưng thiếu hạnh Tinh Tấn, nên khi Đức Phật Thích Ca thành Phật Ngài mới lên địa vị Bồ Tát Bổ Xứ, nghĩa là sẽ thành Phật trong một đời sau. Ngài được Đức Phật Thích Ca thọ ký sẽ thành Phật Di Lặc sau này tại Long Hoa Hội.

1. Hạnh Tu: Ngài tu theo pháp Duy Thức, không chấp vào danh tướng giả hợp, chỉ tin vào nhân duyên giả hợp mà phát sanh.

2. Hạnh Nguyện: Hiện nay Ngài ở cung trời Đâu Suất Nội Viện thuyết pháp độ chúng sanh. Nhờ hạnh nguyện rộng lớn của Ngài nên những ai sanh lên cung trời Đâu Suất Nội Viện thì không còn thoái đọa. Đến khi nhân loại sống đến tám vạn tuổi, ngài mới hiện sanh và thành Phật dưới cây Long Hoa.

3. Một Hóa Thân Của Ngài: Ngài hiện thân làm vị Hòa Thượng tại đất Minh Châu huyện Phụng Hóa và lấy tên là Khê Tử. Mình Ngài rất to lớn, tánh tình hoan hỷ, nói năng khác thường, ngủ nghỉ không chọn sang hèn. Ngài thường mang túi vải đi khất thực, đem về nuôi trẻ con. Người ta thường gọi Ngài là Bố Đại Hòa Thượng (Hòa Thượng mang túi vải). Trước khi qua đời, Ngài có để lại bài kệ rằng:

"Di Lặc thiệt là ta Phân thân như hằng sa
Thường hiện làm thường dân,
Mắt phàm không thấy ta."

IV. Biểu Tướng Và Lòng

Quy Ngưỡng Của Phật Tử:

Hiện nay các chùa đều thờ tượng Ngài bên phía tay phải của Đức Phật Thích Ca. Rất nhiều nơi tạc hình Ngài thân thể to lớn, mặt mày vui vẻ, lại có sáu đứa con nít leo trên mình. Sáu đứa con nít biểu hiệu cho sáu thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) luôn luôn khuấy phá Ngài. Nhưng vì Ngài đã tu phép Duy Thức nên Ngài vẫn luôn luôn tự tại.

V. Niệm Danh Hiệu Ngài:

Niệm danh hiệu hoan hỷ, vui tươi.
Cầu  mong  được  Ngài  hóa độ.
Mong được dự Hội Long Hoa để được Ngài Giáo Hóa.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Cư sĩ Lý Bỉnh Nam khai thị tại Phật thất chùa Linh Sơn năm Nhâm Tý:

“…… Tổ sư Ngẫu Ích đã dạy cho kẻ ngu pháp ‘sám hối hồi hướng.’ Với hết thảy những sự nơi thân, khẩu, ý, hễ lành thì hồi hướng Tây Phương, hễ ác thì sám hối ngay lập tức. Ngay cả việc lành sám hối đó cũng đem hồi hướng Tây Phương. Kẻ si chẳng thể phân biệt thiện ác thì cứ nhất loạt sám hối, nhất loạt hồi hướng. Tâm quyết định như thế thì niệm niệm tại Tây Phương, lực dụng rất lớn. Cách thực hiện như sau:

1) Sau hai khóa lễ sáng tối liền sám hối, hồi hướng.

2) Thường ngày hễ gặp cảnh trái ngang, lăng nhục, khốn khổ liền lập tức sám hối, hồi hướng. Bởi đấy là do túc nghiệp (1) tạo thành như thế cho nên phải sám hối nghiệp nặng.

3) Lúc tâm khởi ác niệm, phiền não bèn lập tức sám hối. Do nghiệp lực (2) nên phiền não thường khởi, đừng đổ lên người khác. Nếu không, hậu báo (3) vô cùng vậy. Bởi lẽ, những chuyện ngang trái v.v… là do nghiệp lực, chịu xong liền hết. Nếu lại khởi phiền não gieo vạ cho người khác thì sẽ xoay vần báo trả nhau, chính là mình tự hại mình vậy!


Phật pháp ứng dụng Điều xấu đến, do lỗi mình

Ba thứ sám hối hồi hướng như thế chính là pháp môn mất nhiều năm tôi mới cầu được, nay tặng cho quý vị. Quý vị hãy thực hành, đừng khinh là tầm thường. Tổ Ngẫu Ích bảo sám hối, hồi hướng lại thêm niệm Phật thì không ai là chẳng thành cả!

***
Chú thích:
(a): Túc nghiệp: nghiệp đời trước (có thể là nghiệp lành hoặc nghiệp ác.)
(b): Nghiệp lực: sức báo ứng của việc mình làm

(c): Hiện báo: đời này làm và đời này có báo ứng.

Sinh báo: Kiếp này làm, kiếp sau có báo ứng.
Hậu báo: Kiếp này làm, hai, ba hay nhiều kiếp về sau mới có báo ứng.

Xin được viết lại phần 2 và phần 3 như sau:

Ta gặp cảnh trái ngang, lăng nhục, khốn khổ,... cũng như tâm thường khởi ác niệm, phiền não là do ta đã tạo nghiệp đời trước nên nay phải trả quả. Vậy phải sám hối. Sám hối là việc làm tốt nên đem hồi hướng về Tây Phương.

Hiểu như vậy, mình phải chấp nhận những điều xấu đến với mình như một sự trả quả báo. Vậy đừng đổ lỗi (gieo vạ) cho

người đem điều xấu đến cho mình. Vì đổ lỗi cho người tức mình không nhận lỗi thì kết quả là nhiều kiếp sau mình sẽ nhận quả báo nặng hơn. (Hậu báo vô cùng)

Những trái ngang, lăng nhục, khổ sở... ta gặp là quả báo ta phải chấp nhận. Chịu nhận và sám hối là hết. Còn cứ ôm phiền não để rồi trả oán thì ân oán cứ xoay vần mãi không thôi. Có phải làm vậy là ta đã tự hại ta không?

Xin ghi lại ý chính trong phần 2 và phần 3 qua bài thơ sau:

ĐIỀU XẤU ĐẾN, DO LỖI MÌNH

Có người lăng nhục, bôi nhọ,... ta, Hoặc chướng duyên đến, tự nhủ là: Do ta tạo nghiệp nhiều kiếp trước, Đủ duyên, quả trổ, chẳng kêu ca.

Hậu báo vô cùng, vì gieo vạ (đổ lỗi)! Ân oán vần xoay, tự hại ta !

Biết vậy từ nay, điều xấu đến. Chí thành sám hối, ắt tội qua.

Sám hối vừa xong phải nhớ là: Đó là công đức chớ bỏ qua! Liền đem hồi hướng về tịnh độ, Làm nhiều, Cực Lạc sẽ không xa!
(Làm nhiều: tức hồi hướng công đức về Tây Phương càng nhiều, con đường ta về cõi ấy càng gần)

Chúng tôi đã học thuộc lòng bài thơ. Một khi có điều gì không hay xảy đến, lại nhớ bài thơ và áp dụng. Nếu chịu nhận điều xấu đến là do tội mình đã gây nhiều kiếp trước và nay phải trả quả, rồi liền chí thành sám hối và hồi hướng thì coi như xong. Còn như tâm vẫn thấy phiền não, chúng tôi cứ nhẩm hai câu:

“Hậu báo vô cùng vì gieo vạ! Ân oán vần xoay, tự hại ta” thật nhiều lần rồi từ từ thấy tâm cũng dịu lại. Nếu phiền não lại khởi lên nữa, chúng tôi vẫn kiên trì lặp 2 câu thơ ấy. Hoặc có khi nhẩm trong đầu 2 câu khác là:

Điều xấu đến, do lỗi mình. Đừng khổ, giận mới thật tình tập tu.

Xin mời quý vị cứ thử thực tập mà xem. Điều khó nhất là phải tin luật nhân quả một cách tuyệt đối thì việc áp dụng bài thơ mới có kết quả.

Nếu quí vị hữu duyên: “Đọc, gạn lọc lấy điều hay, Đem áp dụng mong đổi thay cuộc đời” mang lại kết quả tốt, chúng tôi xin đem hồi hướng công đức này về cho tất cả pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo. Trân trọng.

Xem thêm:

Điều xấu đến, do lỗi mình

Cư sĩ Lý Bỉnh Nam khai thị tại Phật thất chùa Linh Sơn năm Nhâm Tý:

“…… Tổ sư Ngẫu Ích đã dạy cho kẻ ngu pháp ‘sám hối hồi hướng.’ Với hết thảy những sự nơi thân, khẩu, ý, hễ lành thì hồi hướng Tây Phương, hễ ác thì sám hối ngay lập tức. Ngay cả việc lành sám hối đó cũng đem hồi hướng Tây Phương. Kẻ si chẳng thể phân biệt thiện ác thì cứ nhất loạt sám hối, nhất loạt hồi hướng. Tâm quyết định như thế thì niệm niệm tại Tây Phương, lực dụng rất lớn. Cách thực hiện như sau:

1) Sau hai khóa lễ sáng tối liền sám hối, hồi hướng.

2) Thường ngày hễ gặp cảnh trái ngang, lăng nhục, khốn khổ liền lập tức sám hối, hồi hướng. Bởi đấy là do túc nghiệp (1) tạo thành như thế cho nên phải sám hối nghiệp nặng.

3) Lúc tâm khởi ác niệm, phiền não bèn lập tức sám hối. Do nghiệp lực (2) nên phiền não thường khởi, đừng đổ lên người khác. Nếu không, hậu báo (3) vô cùng vậy. Bởi lẽ, những chuyện ngang trái v.v… là do nghiệp lực, chịu xong liền hết. Nếu lại khởi phiền não gieo vạ cho người khác thì sẽ xoay vần báo trả nhau, chính là mình tự hại mình vậy!


Phật pháp ứng dụng Điều xấu đến, do lỗi mình

Ba thứ sám hối hồi hướng như thế chính là pháp môn mất nhiều năm tôi mới cầu được, nay tặng cho quý vị. Quý vị hãy thực hành, đừng khinh là tầm thường. Tổ Ngẫu Ích bảo sám hối, hồi hướng lại thêm niệm Phật thì không ai là chẳng thành cả!

***
Chú thích:
(a): Túc nghiệp: nghiệp đời trước (có thể là nghiệp lành hoặc nghiệp ác.)
(b): Nghiệp lực: sức báo ứng của việc mình làm

(c): Hiện báo: đời này làm và đời này có báo ứng.

Sinh báo: Kiếp này làm, kiếp sau có báo ứng.
Hậu báo: Kiếp này làm, hai, ba hay nhiều kiếp về sau mới có báo ứng.

Xin được viết lại phần 2 và phần 3 như sau:

Ta gặp cảnh trái ngang, lăng nhục, khốn khổ,... cũng như tâm thường khởi ác niệm, phiền não là do ta đã tạo nghiệp đời trước nên nay phải trả quả. Vậy phải sám hối. Sám hối là việc làm tốt nên đem hồi hướng về Tây Phương.

Hiểu như vậy, mình phải chấp nhận những điều xấu đến với mình như một sự trả quả báo. Vậy đừng đổ lỗi (gieo vạ) cho

người đem điều xấu đến cho mình. Vì đổ lỗi cho người tức mình không nhận lỗi thì kết quả là nhiều kiếp sau mình sẽ nhận quả báo nặng hơn. (Hậu báo vô cùng)

Những trái ngang, lăng nhục, khổ sở... ta gặp là quả báo ta phải chấp nhận. Chịu nhận và sám hối là hết. Còn cứ ôm phiền não để rồi trả oán thì ân oán cứ xoay vần mãi không thôi. Có phải làm vậy là ta đã tự hại ta không?

Xin ghi lại ý chính trong phần 2 và phần 3 qua bài thơ sau:

ĐIỀU XẤU ĐẾN, DO LỖI MÌNH

Có người lăng nhục, bôi nhọ,... ta, Hoặc chướng duyên đến, tự nhủ là: Do ta tạo nghiệp nhiều kiếp trước, Đủ duyên, quả trổ, chẳng kêu ca.

Hậu báo vô cùng, vì gieo vạ (đổ lỗi)! Ân oán vần xoay, tự hại ta !

Biết vậy từ nay, điều xấu đến. Chí thành sám hối, ắt tội qua.

Sám hối vừa xong phải nhớ là: Đó là công đức chớ bỏ qua! Liền đem hồi hướng về tịnh độ, Làm nhiều, Cực Lạc sẽ không xa!
(Làm nhiều: tức hồi hướng công đức về Tây Phương càng nhiều, con đường ta về cõi ấy càng gần)

Chúng tôi đã học thuộc lòng bài thơ. Một khi có điều gì không hay xảy đến, lại nhớ bài thơ và áp dụng. Nếu chịu nhận điều xấu đến là do tội mình đã gây nhiều kiếp trước và nay phải trả quả, rồi liền chí thành sám hối và hồi hướng thì coi như xong. Còn như tâm vẫn thấy phiền não, chúng tôi cứ nhẩm hai câu:

“Hậu báo vô cùng vì gieo vạ! Ân oán vần xoay, tự hại ta” thật nhiều lần rồi từ từ thấy tâm cũng dịu lại. Nếu phiền não lại khởi lên nữa, chúng tôi vẫn kiên trì lặp 2 câu thơ ấy. Hoặc có khi nhẩm trong đầu 2 câu khác là:

Điều xấu đến, do lỗi mình. Đừng khổ, giận mới thật tình tập tu.

Xin mời quý vị cứ thử thực tập mà xem. Điều khó nhất là phải tin luật nhân quả một cách tuyệt đối thì việc áp dụng bài thơ mới có kết quả.

Nếu quí vị hữu duyên: “Đọc, gạn lọc lấy điều hay, Đem áp dụng mong đổi thay cuộc đời” mang lại kết quả tốt, chúng tôi xin đem hồi hướng công đức này về cho tất cả pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo. Trân trọng.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Hương lòng

Tình chung thủy ngàn dâu phơi áo trắng 
Cội Bồ-đề hương ngát tỏa lòng trang 
Có cành lan tặng em thơm ngào ngạt 
Vin trên cành lộc biếc đón đầu năm.

Tay khẽ chạm – giật mình trông vạt nắng
Gót chân xưa quyện ấm cõi lòng nhau 
Tình hư không cầu Thế Tôn chứng giám 
Nguyện đêm xuân bầy sẻ cũ reo mừng

Buổi sáng - buổi chiều - từng ngày dầu dãi 
Trông tin nhau – lo lắng mảnh đời nhau 
Bờ cát mịn - biển xanh màu ngọc bích 
Đêm nhớ thương - nắng dìu dịu thùy dương

Thành phố ấy mây xanh vươn trong nắng 
Chim líu lo tâm sự suốt ngày đêm
Buổi đầu xuân ướp chung trà khai vị 
Dâng lên môi - ngọc ướp sát kề môi.

Xem thêm:

Hương lòng

Phật pháp ứng dụng Hương lòng

Tình chung thủy ngàn dâu phơi áo trắng 
Cội Bồ-đề hương ngát tỏa lòng trang 
Có cành lan tặng em thơm ngào ngạt 
Vin trên cành lộc biếc đón đầu năm.

Tay khẽ chạm – giật mình trông vạt nắng
Gót chân xưa quyện ấm cõi lòng nhau 
Tình hư không cầu Thế Tôn chứng giám 
Nguyện đêm xuân bầy sẻ cũ reo mừng

Buổi sáng - buổi chiều - từng ngày dầu dãi 
Trông tin nhau – lo lắng mảnh đời nhau 
Bờ cát mịn - biển xanh màu ngọc bích 
Đêm nhớ thương - nắng dìu dịu thùy dương

Thành phố ấy mây xanh vươn trong nắng 
Chim líu lo tâm sự suốt ngày đêm
Buổi đầu xuân ướp chung trà khai vị 
Dâng lên môi - ngọc ướp sát kề môi.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Mỗi thứ mùi hương gợi nhớ cho ta về một vùng kỷ niệm.

Có lần đi họp phụ huynh, chen chúc đi qua một đám học trò đang chơi đùa ầm ĩ, nghe mùi mồ hôi, mùi khét nắng của lũ trẻ bao vây, bỗng nhớ cồn cào về ngôi trường tiểu học của mình. Mùi của lớp học, của những năm tháng học trò sau những giờ ra chơi nghịch đùa hết cỡ; trở vào lớp rồi, nghe tiếng thước của thầy cô đập chan chát lên bàn kêu gọi trật tự rồi, mà không khí giờ chơi vẫn chưa tan. Mùi của mấy chục đứa chen chúc nhau trong lớp học ngày nắng, quen sao mà quen quá đỗi!

Có những mùi hương đã quá lâu rồi ta không còn dịp để nghe thấy nữa. Đó là mùi của rơm rạ lúa mùa, mùi của bông lúa nướng mỗi sáng mùa gió bấc, khi má ta dậy sớm vun đống lá sau vườn đốt lên trong cái lạnh se se. Ta rút một bông trong đống lúa chất đầy sân chờ quây đập, hơ vào ngọn lửa lá. 

Bông lúa vàng nở trắng trên tay, mùi thơm đó tuyệt vời tưởng chừng như không có mùi thơm nào trong phạm trù ẩm thực có thể tuyệt vời, thanh khiết và thơ mộng tinh tế hơn! Đó là mùi của bùn đất dọc bờ sông; cái thứ đất đủ độ dẻo vừa tay để ta nặn những cái tu hú, con trâu, con cá… Đó là mùi nước cơm chắt ra từ bếp củi, tô nước cơm trắng láng điểm những tàn tro lọ nghẹ. Đó là mùi của bông gáo, bông cà na mà chỉ những trưa đứng gió, ngồi vắt vẻo trên cành sát cạnh những chùm bông ta mới có thể nhận ra.


Phật pháp ứng dụng Hương khói xa xăm

Và, có một mùi hương mà mỗi năm chỉ một lần ta lại được nghe thấy nó. Một mùi hương thiêng liêng, đặc biệt, gợi nhớ nôn nao. Đó là mùi khói nhang đêm giao thừa.

Giờ phút đó, tất cả mọi nhà, làng trên xóm dưới đều thắp lên mấy nén nhang. Mùi khói nhang quyện với mùi bông mai, bông cúc, bông vạn thọ… và những thứ bánh mứt bày cúng. Những mùi hương ấy cứ như hợp đàn nhau, quây quần níu lấy nhau, hòa quyện, lan tỏa bâng khuâng trong không khí đêm khuya thanh khiết.

Ngày ba chưa khuất, đêm giao thừa nào ta cũng về ngồi lắng nghe mùi nhang khói bên ba. Và đã viết lên những vần thơ mộc mạc:

Chiều Tết Ba mươi, chải đầu mang guốc
Mỗi năm ba tôi làm việc ấy một lần
Vài sợi pha sương, da dầy hơn đất
Cần gì lược chải đầu, cần gì guốc cho chân.
Bước mạnh nói to, mỗi năm có một lần
Ba nhẹ gót lầm rầm khấn vái
Tôi khép nép nhìn người đứng lạy
Bỗng thấy mình sợ hãi trước tổ tiên.
Ôi cái điều thiêng liêng
Tôi cứ ngỡ không còn trong tôi nữa
Cuộc sống quay nổi chìm lành vỡ
Tưởng đời ta như ngọn gió không nguồn.
Chiều Ba mươi này bất chợt khói hương
Mùi nhắc nhở cội nguồn… Tôi khóc!
Giọt nước mắt tan mát vào nền đất
Ba tôi cúng xong rồi… bỏ guốc vuốt tay trơn.

Giờ ba đã khuất, ta đã có một mái nhà riêng để đêm giao thừa cũng tự tay thắp hương và nao nao ngồi lắng nghe mùi nhang khói.
Mùi hương thiêng liêng kính cẩn của đêm giao thừa – vùng kỷ niệm mùi hương duy nhất còn sót lại mà ta có thể giữ gìn, thực hiện nghiêm trang tha thiết mỗi năm một lần trong cuộc đời long chong tất bật. 

Bánh mứt dẫu chẳng hương xưa, nhưng mùi các loài hoa vẫn không thay đổi mấy. Dẫu có học đòi theo thời thượng với những loài hoa mới ngộ nghĩnh kiêu sa, thì vị trí trang trọng nhất trong nhà vẫn là nhành mai năm cánh, vẫn cúc và vạn thọ chân thành vàng rực rỡ thân thương, vẫn trái dừa tươi nước trong thanh khiết, dâng cúng đất trời trong hoài niệm xa xăm…

Ta hít thở ngập lòng mùi hương bâng khuâng của đêm giao thừa cũ mới. Lắng nghe tiếng cỏ cây hoa lá đất trời, tiếng của nhịp đời lặng lẽ chuyển xung quanh. Đâu đó trên bầu trời thành phố, trên ti vi… những chùm pháo hoa tỏa sáng.

Xóm làng yên lặng, phố phường nhẹ bớt những âm thanh. Và mùi hương… mùi hương mỗi năm chỉ có một lần trong thời khắc thiêng liêng tỏa lan nghiêm trang dịu nhẹ…

Phút giao thừa, dẫu không ít những người vẫn còn ngược xuôi tất bật ngoài đường, không ít những người nô nức đi rong, không có mặt trong ngôi nhà thân thương để ngồi lắng nghe mùi khói hương trong thời khắc thiêng liêng ấy, nhưng đất trời vốn luôn hào phóng; xa xăm hương khói mãi luôn có mặt, thấm đẫm lặng thầm trong những góc lòng biết nhớ…

Xem thêm:

Hương khói xa xăm

Mỗi thứ mùi hương gợi nhớ cho ta về một vùng kỷ niệm.

Có lần đi họp phụ huynh, chen chúc đi qua một đám học trò đang chơi đùa ầm ĩ, nghe mùi mồ hôi, mùi khét nắng của lũ trẻ bao vây, bỗng nhớ cồn cào về ngôi trường tiểu học của mình. Mùi của lớp học, của những năm tháng học trò sau những giờ ra chơi nghịch đùa hết cỡ; trở vào lớp rồi, nghe tiếng thước của thầy cô đập chan chát lên bàn kêu gọi trật tự rồi, mà không khí giờ chơi vẫn chưa tan. Mùi của mấy chục đứa chen chúc nhau trong lớp học ngày nắng, quen sao mà quen quá đỗi!

Có những mùi hương đã quá lâu rồi ta không còn dịp để nghe thấy nữa. Đó là mùi của rơm rạ lúa mùa, mùi của bông lúa nướng mỗi sáng mùa gió bấc, khi má ta dậy sớm vun đống lá sau vườn đốt lên trong cái lạnh se se. Ta rút một bông trong đống lúa chất đầy sân chờ quây đập, hơ vào ngọn lửa lá. 

Bông lúa vàng nở trắng trên tay, mùi thơm đó tuyệt vời tưởng chừng như không có mùi thơm nào trong phạm trù ẩm thực có thể tuyệt vời, thanh khiết và thơ mộng tinh tế hơn! Đó là mùi của bùn đất dọc bờ sông; cái thứ đất đủ độ dẻo vừa tay để ta nặn những cái tu hú, con trâu, con cá… Đó là mùi nước cơm chắt ra từ bếp củi, tô nước cơm trắng láng điểm những tàn tro lọ nghẹ. Đó là mùi của bông gáo, bông cà na mà chỉ những trưa đứng gió, ngồi vắt vẻo trên cành sát cạnh những chùm bông ta mới có thể nhận ra.


Phật pháp ứng dụng Hương khói xa xăm

Và, có một mùi hương mà mỗi năm chỉ một lần ta lại được nghe thấy nó. Một mùi hương thiêng liêng, đặc biệt, gợi nhớ nôn nao. Đó là mùi khói nhang đêm giao thừa.

Giờ phút đó, tất cả mọi nhà, làng trên xóm dưới đều thắp lên mấy nén nhang. Mùi khói nhang quyện với mùi bông mai, bông cúc, bông vạn thọ… và những thứ bánh mứt bày cúng. Những mùi hương ấy cứ như hợp đàn nhau, quây quần níu lấy nhau, hòa quyện, lan tỏa bâng khuâng trong không khí đêm khuya thanh khiết.

Ngày ba chưa khuất, đêm giao thừa nào ta cũng về ngồi lắng nghe mùi nhang khói bên ba. Và đã viết lên những vần thơ mộc mạc:

Chiều Tết Ba mươi, chải đầu mang guốc
Mỗi năm ba tôi làm việc ấy một lần
Vài sợi pha sương, da dầy hơn đất
Cần gì lược chải đầu, cần gì guốc cho chân.
Bước mạnh nói to, mỗi năm có một lần
Ba nhẹ gót lầm rầm khấn vái
Tôi khép nép nhìn người đứng lạy
Bỗng thấy mình sợ hãi trước tổ tiên.
Ôi cái điều thiêng liêng
Tôi cứ ngỡ không còn trong tôi nữa
Cuộc sống quay nổi chìm lành vỡ
Tưởng đời ta như ngọn gió không nguồn.
Chiều Ba mươi này bất chợt khói hương
Mùi nhắc nhở cội nguồn… Tôi khóc!
Giọt nước mắt tan mát vào nền đất
Ba tôi cúng xong rồi… bỏ guốc vuốt tay trơn.

Giờ ba đã khuất, ta đã có một mái nhà riêng để đêm giao thừa cũng tự tay thắp hương và nao nao ngồi lắng nghe mùi nhang khói.
Mùi hương thiêng liêng kính cẩn của đêm giao thừa – vùng kỷ niệm mùi hương duy nhất còn sót lại mà ta có thể giữ gìn, thực hiện nghiêm trang tha thiết mỗi năm một lần trong cuộc đời long chong tất bật. 

Bánh mứt dẫu chẳng hương xưa, nhưng mùi các loài hoa vẫn không thay đổi mấy. Dẫu có học đòi theo thời thượng với những loài hoa mới ngộ nghĩnh kiêu sa, thì vị trí trang trọng nhất trong nhà vẫn là nhành mai năm cánh, vẫn cúc và vạn thọ chân thành vàng rực rỡ thân thương, vẫn trái dừa tươi nước trong thanh khiết, dâng cúng đất trời trong hoài niệm xa xăm…

Ta hít thở ngập lòng mùi hương bâng khuâng của đêm giao thừa cũ mới. Lắng nghe tiếng cỏ cây hoa lá đất trời, tiếng của nhịp đời lặng lẽ chuyển xung quanh. Đâu đó trên bầu trời thành phố, trên ti vi… những chùm pháo hoa tỏa sáng.

Xóm làng yên lặng, phố phường nhẹ bớt những âm thanh. Và mùi hương… mùi hương mỗi năm chỉ có một lần trong thời khắc thiêng liêng tỏa lan nghiêm trang dịu nhẹ…

Phút giao thừa, dẫu không ít những người vẫn còn ngược xuôi tất bật ngoài đường, không ít những người nô nức đi rong, không có mặt trong ngôi nhà thân thương để ngồi lắng nghe mùi khói hương trong thời khắc thiêng liêng ấy, nhưng đất trời vốn luôn hào phóng; xa xăm hương khói mãi luôn có mặt, thấm đẫm lặng thầm trong những góc lòng biết nhớ…

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Bồ Tát văn thù sư lợi

I. Ý Nghĩa Tên Ngài:

Văn Thù: Diệu

Sư Lợi : Cát tường, đức, trí tuệ không ai bằng.

II. Hành Tướng và Địa Vị Ngài:

1. Ngài là một vị Phật hiện thân làm vị Tỳ-Kheo (Thầy) theo giúp Đức Phật Thích Ca giáo hóa.

2. Ngài thường đứng bên tay trái của Đức Phật Thích Ca, đối diện với Ngài Phổ Hiền. Ngài được tôn xưng là Trí Huệ đệ nhất trong hàng Bồ Tát.

III. Ngài là Thầy của các Đức Phật:

Nghĩa là các Đức Phật thành Phật đều nhờ vào trí tuà mà thành cho nên gọi trí tuà của ngài như một biểu hiệu của thầy các Đức Phật.

IV. Biểu Tướng của Ngài:

1. Trên đầu có năm nhục kế thể hiện cho 5 tướng hay 5 đức của Phật.

2. Tay mặt Ngài cầm kiếm thể hiện cho sự cắt đứt phiền não.

3. Tay trái cầm hoa sen, thể hiện cho trí tuệ thanh tịnh, không nhiễm trước. Chứng nhập vào chỗ vô tướng, thể hiện trí kim cang uốn dẹp tất cả phiền não.

4. Ngài cỡi sư tử xanh. Sư tử là chúa của loài thú, ý nói trí tuệ sắt bén của Ngài chiếu sáng khắp mọi nơi.

5. Ngài cầm hoa sen xanh. Màu xanh là màu của phương Đông, hướng mặt trời mọc, ý nói ánh sáng trí tuệ chiếu tan sương mù của đêm tối.

V. Tiền Thân Của Ngài:

Trong Kinh Pháp Hoa có chép: Trước khi Đức Phật Nhật-Nguyệt-Đăng-Minh thành Phật, Ngài là một ông vua có 8 người con, sau Ngài xuất gia tu hành và chứng quả thành Phật. Sau khi Ngài nhập Niết Bàn, 8 người con đều phát tâm xuất gia, nhận Ngài Bồ Tát Diệu Quang làm thầy và dần dần đều chứng được đạo quả. Người thành Phật sau cùng hiệu là Nhiên Đăng.

Như vậy ngài là thầy của Đức Phật Thích Ca. Ngài Bồ Tát Diệu Quang là tiền thân Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

VI. Một câu chuyện Trợ hóa của Ngài:

Ngài Văn Thù cầm kiếm hại Đức Phật.

Trong thời Đức Phật ra đời, có 500 vị La Hán chứng được Túc Mạng Thông, thấy tội lỗi của mình quá nhiều, liền sanh lòng chán nản. Ngài Văn Thù đứng hầu Đức Phật thấu rõ tâm ý các vị La Hán, liền cầm kiếm đến trước Đức Phật như muốn hại Ngài. Đức Phật thản nhiên nói rằng: "Ta đã chứng vô ngã vô pháp, không thấy ta còn bị sát, không thấy có người đến sát hại, làm sao người sát hại ta được."

500 vị La Hán hiểu ngay sự giả dối của pháp, sự không thật của tội ác nên chứng được Vô Sanh pháp nhẫn.

VII. Lòng quy ngưỡng của Phật tử và kết luận:

- Tưởng nhớ đến trí huệ cùng tột của ngài

- Hiểu trí huệ là trí cần thiết cho người Phật Tử
- Đạo Phật là đạo của Trí
Tuệ
- Trí Huệ của Ngài Văn Thù Sư Lợi còn được gọi là mẹ của các Đức Phật.

- Cầu sự giúp đỡ của Ngài để trí tuệ được sáng suốt.

Xem thêm:

Bồ Tát văn thù sư lợi

Phật pháp ứng dụng Bồ Tát văn thù sư lợi

I. Ý Nghĩa Tên Ngài:

Văn Thù: Diệu

Sư Lợi : Cát tường, đức, trí tuệ không ai bằng.

II. Hành Tướng và Địa Vị Ngài:

1. Ngài là một vị Phật hiện thân làm vị Tỳ-Kheo (Thầy) theo giúp Đức Phật Thích Ca giáo hóa.

2. Ngài thường đứng bên tay trái của Đức Phật Thích Ca, đối diện với Ngài Phổ Hiền. Ngài được tôn xưng là Trí Huệ đệ nhất trong hàng Bồ Tát.

III. Ngài là Thầy của các Đức Phật:

Nghĩa là các Đức Phật thành Phật đều nhờ vào trí tuà mà thành cho nên gọi trí tuà của ngài như một biểu hiệu của thầy các Đức Phật.

IV. Biểu Tướng của Ngài:

1. Trên đầu có năm nhục kế thể hiện cho 5 tướng hay 5 đức của Phật.

2. Tay mặt Ngài cầm kiếm thể hiện cho sự cắt đứt phiền não.

3. Tay trái cầm hoa sen, thể hiện cho trí tuệ thanh tịnh, không nhiễm trước. Chứng nhập vào chỗ vô tướng, thể hiện trí kim cang uốn dẹp tất cả phiền não.

4. Ngài cỡi sư tử xanh. Sư tử là chúa của loài thú, ý nói trí tuệ sắt bén của Ngài chiếu sáng khắp mọi nơi.

5. Ngài cầm hoa sen xanh. Màu xanh là màu của phương Đông, hướng mặt trời mọc, ý nói ánh sáng trí tuệ chiếu tan sương mù của đêm tối.

V. Tiền Thân Của Ngài:

Trong Kinh Pháp Hoa có chép: Trước khi Đức Phật Nhật-Nguyệt-Đăng-Minh thành Phật, Ngài là một ông vua có 8 người con, sau Ngài xuất gia tu hành và chứng quả thành Phật. Sau khi Ngài nhập Niết Bàn, 8 người con đều phát tâm xuất gia, nhận Ngài Bồ Tát Diệu Quang làm thầy và dần dần đều chứng được đạo quả. Người thành Phật sau cùng hiệu là Nhiên Đăng.

Như vậy ngài là thầy của Đức Phật Thích Ca. Ngài Bồ Tát Diệu Quang là tiền thân Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

VI. Một câu chuyện Trợ hóa của Ngài:

Ngài Văn Thù cầm kiếm hại Đức Phật.

Trong thời Đức Phật ra đời, có 500 vị La Hán chứng được Túc Mạng Thông, thấy tội lỗi của mình quá nhiều, liền sanh lòng chán nản. Ngài Văn Thù đứng hầu Đức Phật thấu rõ tâm ý các vị La Hán, liền cầm kiếm đến trước Đức Phật như muốn hại Ngài. Đức Phật thản nhiên nói rằng: "Ta đã chứng vô ngã vô pháp, không thấy ta còn bị sát, không thấy có người đến sát hại, làm sao người sát hại ta được."

500 vị La Hán hiểu ngay sự giả dối của pháp, sự không thật của tội ác nên chứng được Vô Sanh pháp nhẫn.

VII. Lòng quy ngưỡng của Phật tử và kết luận:

- Tưởng nhớ đến trí huệ cùng tột của ngài

- Hiểu trí huệ là trí cần thiết cho người Phật Tử
- Đạo Phật là đạo của Trí
Tuệ
- Trí Huệ của Ngài Văn Thù Sư Lợi còn được gọi là mẹ của các Đức Phật.

- Cầu sự giúp đỡ của Ngài để trí tuệ được sáng suốt.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Tuệ Sỹ – Người gầy trên quê hương điêu tàn. Tuệ Sỹ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sỹ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng. Những hình dung từ tiêu biểu cho một con người như còn lảng vảng đâu đó, náu mình trong khói đá. Ẩn hiện trên khói sóng. Nhấp nhô trên những lượng nước bạc đầu của đại dương. Hiển hiện trên quê hương điêu tàn. Núp sâu trong lòng người khốn khó. Ngày cũng như đêm luôn có ở những nơi đó. Có như một linh hồn mục nát, đọa đày giữa muôn triệu linh hồn đau thương, gầy guộc. Luôn kêu gào thấu trời xanh, nhưng những kẻ quyền uy tham vọng ở nơi đó vẫn bịt tai, nhắm mắt như loài khỉ nhảy nhót trên cành cây vô lương tri. Như bầy thú hoang dẫm nát núi rừng nơi chúng ở.


Phật pháp ứng dụng Tuệ sỹ - người gầy trên quê hương

Một vì sao sáng ở phương đông để dẫn lối cho các vì sao lạc hướng. Cả bầu trời đen ngòm, thăm thẳm u minh, bao trùm muôn vật, gục đầu trong tuyệt vọng.

“Ôi nỗi buồn từ ngày ta lạc bước,

Cố quên mình là thân phận thần tiên”

Đúng! Tuệ Sỹ người đã lạc bước, nên bốn mươi năm qua đã phải sống với cỏ cây, sương mù, vạt nắng… với rừng xanh, cốc lặng thâm u, để nuôi dưỡng một thân người gầy còm như Khô Mộc Thiền Sư, trên đỉnh Trường Sơn gió hú. Lạc bước để ru đời mình qua cơn mộng kinh hoàng của quê hương. Qua nỗi đọa đày, lầm than của dân tộc. 

Vì lạc bước vào một thảm cảnh điêu tàn đã làm xốc dậy nỗi đau chung của loài người. Nỗi oán hờn của cỏ cây, sỏi đá, của kiếp người cuốn theo bụi mờ của thời gian tăm tối.

Mang thân phận người mà chia sẻ những cảm nghĩ, suy tư chẳng ai thấu hiểu, nhìn nhận, vì đã bị lạc điệu. Con người ở nơi đó đã choáng ngợp ánh đèn tham vọng. Con đường tham nhũng để dẫn tới cảnh bán nước cầu vinh. Nhóm người vong thân, lạc hướng của thời đại điêu tàn hoang dã của thời tiền sử. 

Vì lạc bước nên không cùng chung ý thức sống. Ý thức của ý thức. Người thật người. Người của lương tri. Người của người. Người của tất cả, cỏ dại mây ngàn, biển xanh, núi thẳm… Vì lạc bước nên ở đó cảm thấy mình cô độc giữa xã hội người mà chẳng ai cảm thông, chia sẻ, nỗi niềm, ước vọng để đồng hành trên con đường phụng sự tha nhân, làm lợi đạo ích đời. 

Khi mình còn hiện hữu. Có tâm lý nào của loài người khi có được viên ngọc quý trong tay mà quăng nó vào xó nhà, vứt nó vào xọt rác. Tâm lý này có thể có ở những kẻ sống xa thế giới người, không biết cái quý của viên ngọc. Hay đúng hơn như loài vượn, loài khỉ. Cho nó ăn chuối, cầm lấy ăn liền, nhưng đưa nó viên ngọc, nó nhìn qua nhìn lại rồi ném đi chẳng hối tiếc. Vượn khỉ chẳng suy tư nghĩ ngợi gì giá trị hiếm có của viên ngọc, nên dưới mắt của vượn khỉ viên ngọc không quý bằng trái chuối.

Trong mọi thời gian, dù rằng xa xưa ở quá khứ, loài người mới xây dựng một đời sống xã hội thấp, lao tác bằng tay chân, ít sử dụng việc làm bằng đầu óc. Nhưng những ai có được cái đầu, cho những dòng tư tưởng tuôn chảy, cho tri thức hiện hữu qua sự sinh hoạt thường nhật, thì người có cái đầu vẫn hơn, vẫn được trọng dụng để khai phá, phát triển những việc cần khai phá, cần phát triển. Có được như vậy, thì loài người mới tiến bộ thăng hoa đời sống thánh thiện, nâng cao trình độ tri thức xã hội. Bằng không xã hội người đó sẽ không bắt kịp với những nền văn minh tiến bộ khác.

Đã lỡ lạc bước rồi, thôi thì hãy cố quên mình là thân phận thần tiên đi, mà phải vào rừng ăn trái cây, uống nước suối, cùng lũ khỉ vượn chuyền cành cho qua ngày tháng, theo dòng thời gian:

“Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn,
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.”

Có người ngược xuôi để tìm cầu, tranh giành quyền uy tước cả, dù có đi bằng cái đầu xuống dưới đất, họ vẫn làm để được những tham vọng bất lương, những tiền bạc bất nghĩa, quyền cao lộc cả dù phải bán nước cho ngoại bang, những mong tiền bạc đầy túi, vàng ngọc đầy nhà, để lót, để nạm bàn ghế ngồi chơi hưởng thụ trên xương máu của dân đen. 

Nhưng nơi đây có người “ngược xuôi” mà chỉ có để “nhớ nửa cung đàn” chưa được trọn “cung đàn”. Đơn giản quá! Tri túc quá! Biết đủ như là một thân người có chiều cao 1.59 m và cân nặng 39.5 kg. Có mấy ai được cái ngược xuôi đó? Hay chỉ có kẻ đứng ngoài vòng danh lợi, ngoài cái thị phi, nhân ngã, tầm thường của thế nhân.

Nửa cung đàn ấy như là tiếng ngân dài của cung đàn rồi chợt dứt. Như dòng lịch sử của quê hương dân tộc rớt tỏm xuống hố sâu, tối tăm, mịt mờ, tuyệt vọng qua chặng đường lịch sử hôm nay.

Đời sống như là quán trọ, con người đến rồi đi. Sanh rồi tử, muôn trùng, thăm thẳm, vô biên, vô tận. Con người đắm chìm trong cái quán trọ đó mà sinh ra đủ thứ chuyện để làm ngăn nẻo về của những bước chân phương trời viễn mộng. Vậy thì, bị ngăn nẻo về, không về được nên quay lại để sống với mình. Đóng cửa phòng, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhịn đói, tuyệt thực. Ngày chỉ uống nước chanh pha đường. Có lúc xỉu trên bàn vì đói. Còn lở dở mấy câu thơ:

“Ta cưỡi kiến đi tìm tiên động 
Cõi trường sinh đàn bướm dật dờ 
Cóc và nhái lang thang tìm sống 
Trong hang sâu con rắn nằm mơ”.


Bị ngăn nẻo về nên cưỡi kiến đi tìm tiên động, để tu tiên thành tiên ông. Sống nơi cõi trường sinh bất tử đó, mà vui với bướm ong, cóc nhái, rắn rít trong hang sâu nằm mơ phương trời mộng. Sống thực không được thì sống mộng mơ. Sống cho chính mình. Sống cho qua một giấc chiêm bao tưởng chừng như đã:

“Đêm qua chiêm bao ta thấy máu 
Từ sông ngân đổ xuống cõi người 
Bà mẹ xoi tim con thành lỗ
Móc bên trong hạt ngọc sáng ngời”


Có bà mẹ nào xoi tim con thành lỗ để móc bên trong hạt ngọc sáng ngời? Chỉ có bà mẹ điên thời đại mới làm như vậy. Bà mẹ điên ấy chỉ biết vàng và ngọc mà không có tình yêu thiêng liêng sinh con và thương con. Bà mẹ điên thời đại đã đẩy đàn con mình lang thang bươi rác rưởi để sinh nhai. 

Tìm sống trên những vỉa hè cùng khốn. Thất học, mù chữ, đói nghèo… Còn bà mẹ thì ngất ngưỡng hưởng thụ ngọc ngà, vòng bạc từ máu của người dân, mà qua đêm chiêm bao “ta thấy máu.” Máu nhuộm đỏ con người. Máu tuôn chảy như sông. Máu lan tràn cả nước. Rồi có những đêm ngồi bên cửa sổ, ngắm ngọn nến tàn qua khung cửa sổ để sống mộng, sống mơ y như sống thực.

“Bên cửa sổ bên kia đồi sao mọc 
Một lần đi là vĩnh viễn con tàu.”

Đi đâu bây giờ, vì ai đó đã ngăn nẻo về thì có lối đâu mà về. Có đường đâu mà đi và có quán trọ nào để tới. Nẻo về không. Quán trọ cũng không. Chỉ chôn mình bên chồng sách cũ với bốn vách tường rong rêu mà gõ nhịp. Vì sống mộng nên tránh xa cõi người, vào hang động núi rừng để cuốc đất sinh nhai. Trồng bí bầu, khoai lang, mướp đắng, rau quả, tía tô, xà lách… để đêm đêm nằm nghe tiếng dế nỉ non, côn trùng hát ca bài ca dân tộc.

“Người đi đâu bóng hình mòn mỏi 
Nẻo tới lui còn dấu nhạt mờ Đường lịch sử
Bốn nghìn năm dợn sóng
Để người đi không hẹn bến bờ.”


Sống với người bị ngăn nẻo về. Sống thực đã thành mộng và sống mộng để thấy hiện thực, một sự sống vì đời mà tranh đua. Tranh đua, giành giật cả ngày lẫn đêm trên mặt đất hay dưới lòng đất lắng nghe từ sự tan vỡ hãi hùng, giết chết sự sống của sức người lao tác.

“Ta biết mi bọ rùa 
Gặm nhắm tàn dãy bí 
Ta vì đời ghanh đua 
Khổ nhọc mòn tâm trí.

Ta biết mi là dế

Cắn đứt chân lá non
Ta vì đời nô lệ
Nên phong kín nỗi hờn

Ta biết mi là giun

Chui dưới lòng đất thẳm 
Ta vì đời thiệt hơn
Đêm nằm mơ tóc trắng”

Nổi trôi theo năm tháng, thân hình gầy còm như cọng lau, giữa rừng núi Bảo Lộc, trong đêm trường u tịch, có lúc chẳng thèm thở nữa, nằm giữa núi rừng, dân làng mang về tiếp hơi để thở. Đây là mộng hay thực, là đời sống văn minh thế giới loài người hay đời sống của loài dã thú nơi chốn núi sâu, rừng hiểm?

Có ai một lần nghĩ tới “Tiên ông” để thấy viên ngọc quý của giống nòi nước non, mà thắp nén hương lòng khấn nguyện, giữ gìn nghìn năm sau không hề phai. Núi rừng Bảo Lộc như cúi đầu thầm lặng để lắng nghe “Tiên ông” cưỡi kiến đi cùng khắp nẻo vô sinh. Lão tử cưỡi trâu thành bất tử. “Tiên ông” cưỡi kiến để cùng sinh tử với chúng sinh.

Xem thêm:

Tuệ sỹ - người gầy trên quê hương

Tuệ Sỹ – Người gầy trên quê hương điêu tàn. Tuệ Sỹ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sỹ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng. Những hình dung từ tiêu biểu cho một con người như còn lảng vảng đâu đó, náu mình trong khói đá. Ẩn hiện trên khói sóng. Nhấp nhô trên những lượng nước bạc đầu của đại dương. Hiển hiện trên quê hương điêu tàn. Núp sâu trong lòng người khốn khó. Ngày cũng như đêm luôn có ở những nơi đó. Có như một linh hồn mục nát, đọa đày giữa muôn triệu linh hồn đau thương, gầy guộc. Luôn kêu gào thấu trời xanh, nhưng những kẻ quyền uy tham vọng ở nơi đó vẫn bịt tai, nhắm mắt như loài khỉ nhảy nhót trên cành cây vô lương tri. Như bầy thú hoang dẫm nát núi rừng nơi chúng ở.


Phật pháp ứng dụng Tuệ sỹ - người gầy trên quê hương

Một vì sao sáng ở phương đông để dẫn lối cho các vì sao lạc hướng. Cả bầu trời đen ngòm, thăm thẳm u minh, bao trùm muôn vật, gục đầu trong tuyệt vọng.

“Ôi nỗi buồn từ ngày ta lạc bước,

Cố quên mình là thân phận thần tiên”

Đúng! Tuệ Sỹ người đã lạc bước, nên bốn mươi năm qua đã phải sống với cỏ cây, sương mù, vạt nắng… với rừng xanh, cốc lặng thâm u, để nuôi dưỡng một thân người gầy còm như Khô Mộc Thiền Sư, trên đỉnh Trường Sơn gió hú. Lạc bước để ru đời mình qua cơn mộng kinh hoàng của quê hương. Qua nỗi đọa đày, lầm than của dân tộc. 

Vì lạc bước vào một thảm cảnh điêu tàn đã làm xốc dậy nỗi đau chung của loài người. Nỗi oán hờn của cỏ cây, sỏi đá, của kiếp người cuốn theo bụi mờ của thời gian tăm tối.

Mang thân phận người mà chia sẻ những cảm nghĩ, suy tư chẳng ai thấu hiểu, nhìn nhận, vì đã bị lạc điệu. Con người ở nơi đó đã choáng ngợp ánh đèn tham vọng. Con đường tham nhũng để dẫn tới cảnh bán nước cầu vinh. Nhóm người vong thân, lạc hướng của thời đại điêu tàn hoang dã của thời tiền sử. 

Vì lạc bước nên không cùng chung ý thức sống. Ý thức của ý thức. Người thật người. Người của lương tri. Người của người. Người của tất cả, cỏ dại mây ngàn, biển xanh, núi thẳm… Vì lạc bước nên ở đó cảm thấy mình cô độc giữa xã hội người mà chẳng ai cảm thông, chia sẻ, nỗi niềm, ước vọng để đồng hành trên con đường phụng sự tha nhân, làm lợi đạo ích đời. 

Khi mình còn hiện hữu. Có tâm lý nào của loài người khi có được viên ngọc quý trong tay mà quăng nó vào xó nhà, vứt nó vào xọt rác. Tâm lý này có thể có ở những kẻ sống xa thế giới người, không biết cái quý của viên ngọc. Hay đúng hơn như loài vượn, loài khỉ. Cho nó ăn chuối, cầm lấy ăn liền, nhưng đưa nó viên ngọc, nó nhìn qua nhìn lại rồi ném đi chẳng hối tiếc. Vượn khỉ chẳng suy tư nghĩ ngợi gì giá trị hiếm có của viên ngọc, nên dưới mắt của vượn khỉ viên ngọc không quý bằng trái chuối.

Trong mọi thời gian, dù rằng xa xưa ở quá khứ, loài người mới xây dựng một đời sống xã hội thấp, lao tác bằng tay chân, ít sử dụng việc làm bằng đầu óc. Nhưng những ai có được cái đầu, cho những dòng tư tưởng tuôn chảy, cho tri thức hiện hữu qua sự sinh hoạt thường nhật, thì người có cái đầu vẫn hơn, vẫn được trọng dụng để khai phá, phát triển những việc cần khai phá, cần phát triển. Có được như vậy, thì loài người mới tiến bộ thăng hoa đời sống thánh thiện, nâng cao trình độ tri thức xã hội. Bằng không xã hội người đó sẽ không bắt kịp với những nền văn minh tiến bộ khác.

Đã lỡ lạc bước rồi, thôi thì hãy cố quên mình là thân phận thần tiên đi, mà phải vào rừng ăn trái cây, uống nước suối, cùng lũ khỉ vượn chuyền cành cho qua ngày tháng, theo dòng thời gian:

“Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn,
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.”

Có người ngược xuôi để tìm cầu, tranh giành quyền uy tước cả, dù có đi bằng cái đầu xuống dưới đất, họ vẫn làm để được những tham vọng bất lương, những tiền bạc bất nghĩa, quyền cao lộc cả dù phải bán nước cho ngoại bang, những mong tiền bạc đầy túi, vàng ngọc đầy nhà, để lót, để nạm bàn ghế ngồi chơi hưởng thụ trên xương máu của dân đen. 

Nhưng nơi đây có người “ngược xuôi” mà chỉ có để “nhớ nửa cung đàn” chưa được trọn “cung đàn”. Đơn giản quá! Tri túc quá! Biết đủ như là một thân người có chiều cao 1.59 m và cân nặng 39.5 kg. Có mấy ai được cái ngược xuôi đó? Hay chỉ có kẻ đứng ngoài vòng danh lợi, ngoài cái thị phi, nhân ngã, tầm thường của thế nhân.

Nửa cung đàn ấy như là tiếng ngân dài của cung đàn rồi chợt dứt. Như dòng lịch sử của quê hương dân tộc rớt tỏm xuống hố sâu, tối tăm, mịt mờ, tuyệt vọng qua chặng đường lịch sử hôm nay.

Đời sống như là quán trọ, con người đến rồi đi. Sanh rồi tử, muôn trùng, thăm thẳm, vô biên, vô tận. Con người đắm chìm trong cái quán trọ đó mà sinh ra đủ thứ chuyện để làm ngăn nẻo về của những bước chân phương trời viễn mộng. Vậy thì, bị ngăn nẻo về, không về được nên quay lại để sống với mình. Đóng cửa phòng, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhịn đói, tuyệt thực. Ngày chỉ uống nước chanh pha đường. Có lúc xỉu trên bàn vì đói. Còn lở dở mấy câu thơ:

“Ta cưỡi kiến đi tìm tiên động 
Cõi trường sinh đàn bướm dật dờ 
Cóc và nhái lang thang tìm sống 
Trong hang sâu con rắn nằm mơ”.


Bị ngăn nẻo về nên cưỡi kiến đi tìm tiên động, để tu tiên thành tiên ông. Sống nơi cõi trường sinh bất tử đó, mà vui với bướm ong, cóc nhái, rắn rít trong hang sâu nằm mơ phương trời mộng. Sống thực không được thì sống mộng mơ. Sống cho chính mình. Sống cho qua một giấc chiêm bao tưởng chừng như đã:

“Đêm qua chiêm bao ta thấy máu 
Từ sông ngân đổ xuống cõi người 
Bà mẹ xoi tim con thành lỗ
Móc bên trong hạt ngọc sáng ngời”


Có bà mẹ nào xoi tim con thành lỗ để móc bên trong hạt ngọc sáng ngời? Chỉ có bà mẹ điên thời đại mới làm như vậy. Bà mẹ điên ấy chỉ biết vàng và ngọc mà không có tình yêu thiêng liêng sinh con và thương con. Bà mẹ điên thời đại đã đẩy đàn con mình lang thang bươi rác rưởi để sinh nhai. 

Tìm sống trên những vỉa hè cùng khốn. Thất học, mù chữ, đói nghèo… Còn bà mẹ thì ngất ngưỡng hưởng thụ ngọc ngà, vòng bạc từ máu của người dân, mà qua đêm chiêm bao “ta thấy máu.” Máu nhuộm đỏ con người. Máu tuôn chảy như sông. Máu lan tràn cả nước. Rồi có những đêm ngồi bên cửa sổ, ngắm ngọn nến tàn qua khung cửa sổ để sống mộng, sống mơ y như sống thực.

“Bên cửa sổ bên kia đồi sao mọc 
Một lần đi là vĩnh viễn con tàu.”

Đi đâu bây giờ, vì ai đó đã ngăn nẻo về thì có lối đâu mà về. Có đường đâu mà đi và có quán trọ nào để tới. Nẻo về không. Quán trọ cũng không. Chỉ chôn mình bên chồng sách cũ với bốn vách tường rong rêu mà gõ nhịp. Vì sống mộng nên tránh xa cõi người, vào hang động núi rừng để cuốc đất sinh nhai. Trồng bí bầu, khoai lang, mướp đắng, rau quả, tía tô, xà lách… để đêm đêm nằm nghe tiếng dế nỉ non, côn trùng hát ca bài ca dân tộc.

“Người đi đâu bóng hình mòn mỏi 
Nẻo tới lui còn dấu nhạt mờ Đường lịch sử
Bốn nghìn năm dợn sóng
Để người đi không hẹn bến bờ.”


Sống với người bị ngăn nẻo về. Sống thực đã thành mộng và sống mộng để thấy hiện thực, một sự sống vì đời mà tranh đua. Tranh đua, giành giật cả ngày lẫn đêm trên mặt đất hay dưới lòng đất lắng nghe từ sự tan vỡ hãi hùng, giết chết sự sống của sức người lao tác.

“Ta biết mi bọ rùa 
Gặm nhắm tàn dãy bí 
Ta vì đời ghanh đua 
Khổ nhọc mòn tâm trí.

Ta biết mi là dế

Cắn đứt chân lá non
Ta vì đời nô lệ
Nên phong kín nỗi hờn

Ta biết mi là giun

Chui dưới lòng đất thẳm 
Ta vì đời thiệt hơn
Đêm nằm mơ tóc trắng”

Nổi trôi theo năm tháng, thân hình gầy còm như cọng lau, giữa rừng núi Bảo Lộc, trong đêm trường u tịch, có lúc chẳng thèm thở nữa, nằm giữa núi rừng, dân làng mang về tiếp hơi để thở. Đây là mộng hay thực, là đời sống văn minh thế giới loài người hay đời sống của loài dã thú nơi chốn núi sâu, rừng hiểm?

Có ai một lần nghĩ tới “Tiên ông” để thấy viên ngọc quý của giống nòi nước non, mà thắp nén hương lòng khấn nguyện, giữ gìn nghìn năm sau không hề phai. Núi rừng Bảo Lộc như cúi đầu thầm lặng để lắng nghe “Tiên ông” cưỡi kiến đi cùng khắp nẻo vô sinh. Lão tử cưỡi trâu thành bất tử. “Tiên ông” cưỡi kiến để cùng sinh tử với chúng sinh.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng từng bậc sớm mai

1
Nối tiếp giấc mơ đêm
Là những ngôi nhà mái ngói, 
những tấm thảm đỏ 
Có thể từ nơi đó, tôi lại bay xa

Trong phút giây nắng còn ngái ngủ
Những hạt sương. 
Những trái bóng nhỏ diệu kỳ 
Soi vào, tôi thấy được khuôn mặt người yêu

Bằng mùa xuân đang nghỉ chân trong hoa cỏ 
Tôi biết nỗi miên man cầm chân ánh nắng 
Bằng ríu rít tiếng chim. 
Tôi thấm cùng hương thơm của quả

Bằng hé nở chồi non. 
Tôi biết điều tinh khôi mang màu lá xanh…
Bằng tất cả những điều vừa kể
Em thấy giấc mơ anh

2.
Tôi đang bước lên. 
Từng bậc cấp buổi sớm. 
Từ ấm áp của đất
Bóng đêm đang trở thành kỷ niệm

Tôi đang ở vào thời gian nào thật nhất của mờ sương?
Vẫn còn hơi gió đêm từ phương Nam
Có thể tôi đang ở trong bóng mà nắng đang trú ẩn 
Bằng cái với tay dịu dàng. 
Tôi sẽ chạm vào nó

Sự lạnh lùng của đêm đã ở rất xa 
Hình như tôi đã bước thêm bậc nữa
Giờ thì đã nghe được hương của những loài hoa
Hơi ấm của vòm cây, của tổ chim, của gối chăn giấc ngủ

Của những sắc mầu còn lẩn quất 
Trong hồi hộp của chờ đợi
Tôi không biết mình đang bay lên. 
Đang tới Hay đang rơi…

3.
Nơi ánh sáng những bàn tay vẫy gọi 
Bay theo vô cùng tôi, tiếng nói
Nơi những sắc mầu không thể phân chia
Những rung động tưởng chừng không nghe nổi 

Một bước thêm. 
Lại xa thêm tay vói
Gió của ngày và bóng của mây 
Chẳng biết mất đi hay vừa đầy

Thử buông ra, rồi nắm lại
Lặng im ngày ấm ở trong tay…

Xem thêm:

Từng bậc sớm mai

Phật pháp ứng dụng từng bậc sớm mai

1
Nối tiếp giấc mơ đêm
Là những ngôi nhà mái ngói, 
những tấm thảm đỏ 
Có thể từ nơi đó, tôi lại bay xa

Trong phút giây nắng còn ngái ngủ
Những hạt sương. 
Những trái bóng nhỏ diệu kỳ 
Soi vào, tôi thấy được khuôn mặt người yêu

Bằng mùa xuân đang nghỉ chân trong hoa cỏ 
Tôi biết nỗi miên man cầm chân ánh nắng 
Bằng ríu rít tiếng chim. 
Tôi thấm cùng hương thơm của quả

Bằng hé nở chồi non. 
Tôi biết điều tinh khôi mang màu lá xanh…
Bằng tất cả những điều vừa kể
Em thấy giấc mơ anh

2.
Tôi đang bước lên. 
Từng bậc cấp buổi sớm. 
Từ ấm áp của đất
Bóng đêm đang trở thành kỷ niệm

Tôi đang ở vào thời gian nào thật nhất của mờ sương?
Vẫn còn hơi gió đêm từ phương Nam
Có thể tôi đang ở trong bóng mà nắng đang trú ẩn 
Bằng cái với tay dịu dàng. 
Tôi sẽ chạm vào nó

Sự lạnh lùng của đêm đã ở rất xa 
Hình như tôi đã bước thêm bậc nữa
Giờ thì đã nghe được hương của những loài hoa
Hơi ấm của vòm cây, của tổ chim, của gối chăn giấc ngủ

Của những sắc mầu còn lẩn quất 
Trong hồi hộp của chờ đợi
Tôi không biết mình đang bay lên. 
Đang tới Hay đang rơi…

3.
Nơi ánh sáng những bàn tay vẫy gọi 
Bay theo vô cùng tôi, tiếng nói
Nơi những sắc mầu không thể phân chia
Những rung động tưởng chừng không nghe nổi 

Một bước thêm. 
Lại xa thêm tay vói
Gió của ngày và bóng của mây 
Chẳng biết mất đi hay vừa đầy

Thử buông ra, rồi nắm lại
Lặng im ngày ấm ở trong tay…

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng mắt em buồn mênh mông

Mắt em buồn mênh mông 
Như sông dài biển rộng 
Chiều mây trời lồng lộng 
Đi về cùng hư không

Mắt em buồn mênh mông 
Cho hồn ta xao động 
Tuyệt tình đầy hoa mộng 
Đau còn mãi trong lòng

Mắt em buồn mênh mông
Chiều cô đơn phố đông
Dù năm tháng chất chồng
Còn khắc khoải hoài mong

Mắt em buồn mênh mông
Thao thức ngọn nến hồng
Những đêm dài mộng mị
Trông trăng vàng bên song

Xem thêm:

Mắt em buồn mênh mông

Phật pháp ứng dụng mắt em buồn mênh mông

Mắt em buồn mênh mông 
Như sông dài biển rộng 
Chiều mây trời lồng lộng 
Đi về cùng hư không

Mắt em buồn mênh mông 
Cho hồn ta xao động 
Tuyệt tình đầy hoa mộng 
Đau còn mãi trong lòng

Mắt em buồn mênh mông
Chiều cô đơn phố đông
Dù năm tháng chất chồng
Còn khắc khoải hoài mong

Mắt em buồn mênh mông
Thao thức ngọn nến hồng
Những đêm dài mộng mị
Trông trăng vàng bên song

Xem thêm:
Đọc thêm..

Trong màn mưa trắng xóa, ba tôi bước ra sừng sững. Ông đứng giữa sân mặc cái áo mưa ống màu xanh chai cũ nát. Nước theo cái áo mưa chảy ròng ròng xuống đôi chân gân guốc của ông... Mặt ba tôi đẫm nước, xâu cá trên tay ông cũng đẫm nước... Ông chẳng nói chẳng rằng, chỉ đứng thở, tiếng thở của ông hòa vào âm thanh của những cơn mưa…


Phật pháp ứng dụng tiếng thở của những cơn mưa

Ba tôi có thói quen đi bắt cá đồng mùa lũ. Người miền Trung nào ở đồng cũng có nỗi đam mê ấy bởi đất nghèo chỉ cho con người chút ân huệ cuối cùng khi trời đất trút hận vào những cơn mưa.

Mỗi khi mưa về, ba tôi thường ra đồng từ sáng sớm. Ông săm soi từng gốc mạ, từng chỗ tháo nước… cứ như thế gần trưa ông mới về. Ông ít nói, mà có nói thì cũng chỉ thì thầm với má tôi để lây qua bà cái nhìn lo lắng và những tiếng thở dài héo queo…

Cũng có lúc ba tôi vui, mặt mày ông tươi tỉnh, xâu cá đồng xách trên tay uốn éo theo nhịp bước, ông cười hể hả nói oang oang, xối nước ào ào ngoài giếng. Đó là lúc ông đem về dăm ba con cá tràu đen trũi quẫy cái bụng đầy trứng, chục con cá rô vàng ngậy, vài con lươn to tướng thấy đã mắt. 

Bữa cơm nóng với món cá đồng nướng thơm chấm mắm gừng, tô lươn vàng sả ớt um chuối hường bẻ ngoài vườn, đĩa rau luộc mắm nêm cay điếng lưỡi luôn kéo cả gia đình ngồi lại bên nhau. Sau này đi làm rồi tôi tìm mãi nhưng chưa thấy món ăn nào ngon bằng những món ấy. Tôi xa ba má, xa quê, tôi tìm mãi hương vị của ngày thơ ấu nhưng “cái ngày ấy” đã lẩn trốn trong kí ức xa xăm chỉ để lại trong tôi nỗi nhớ duy nhất: hơi thở của những cơn mưa buồn bã…

Từ khi chúng tôi đứa đi làm đứa đi học xa, ba má tôi sống lần hồi với những cơn mưa miền Trung trắng đất tối trời… những cơn mưa làm ông bà héo dần theo năm tháng... Ba má tôi đi theo chúng vội vã... Má tôi mất đầu mùa mưa. Ba tôi cứ mỗi lần thắp nhang cho má lại đứng cạnh bàn thờ thì thầm rất lâu, có lẽ ông nói với bà về những cơn lũ, những cánh đồng mất mùa, những năm tháng túng thiếu của vùng đất nghèo nàn bậc nhất này… Ông thở dài… tiếng thở lại hòa vào nhịp mưa…

Khi nhớ má tôi không thể cầm lòng được nữa, ba ra đi giữa mùa mưa... Ông đi vội vã, khi tôi hay tin về đến nhà thì ba tôi không còn nói được lời nào. Ông lặng lẽ nằm đó, mặt mũi vẫn hồng hào, chỉ có đôi tay ướt nước mưa lạnh cóng. Tôi cầm tay ba, nước mưa từ lúc nào đã lặng lẽ ướt đẫm mắt tôi….

Tôi ngồi canh ba tôi thay các chị. Ông vẫn thở đều đều, mắt nhắm nghiền như chìm vào giấc ngủ say... Tôi mơ hồ nghe tiếng thở của ba tôi rền rĩ như bước chân lang thang của cơn mưa sắp bước đi xa... Sau này tiếng thở khò khè ấy ám ảnh tôi mãi…

Bây giờ, mỗi khi ngồi lặng dưới mưa, tôi lại mơ về ngôi nhà cũ, thấy ba tôi đứng giữa sân, trong màn mưa tháng mười trắng xóa... Và tiếng thở của Người vẫn còn đó... tiếng thở đều đều nhưng rền rĩ như tiếng bước chân của cơn mưa xa xôi...

Xem thêm:

Tiếng thở của những cơn mưa


Trong màn mưa trắng xóa, ba tôi bước ra sừng sững. Ông đứng giữa sân mặc cái áo mưa ống màu xanh chai cũ nát. Nước theo cái áo mưa chảy ròng ròng xuống đôi chân gân guốc của ông... Mặt ba tôi đẫm nước, xâu cá trên tay ông cũng đẫm nước... Ông chẳng nói chẳng rằng, chỉ đứng thở, tiếng thở của ông hòa vào âm thanh của những cơn mưa…


Phật pháp ứng dụng tiếng thở của những cơn mưa

Ba tôi có thói quen đi bắt cá đồng mùa lũ. Người miền Trung nào ở đồng cũng có nỗi đam mê ấy bởi đất nghèo chỉ cho con người chút ân huệ cuối cùng khi trời đất trút hận vào những cơn mưa.

Mỗi khi mưa về, ba tôi thường ra đồng từ sáng sớm. Ông săm soi từng gốc mạ, từng chỗ tháo nước… cứ như thế gần trưa ông mới về. Ông ít nói, mà có nói thì cũng chỉ thì thầm với má tôi để lây qua bà cái nhìn lo lắng và những tiếng thở dài héo queo…

Cũng có lúc ba tôi vui, mặt mày ông tươi tỉnh, xâu cá đồng xách trên tay uốn éo theo nhịp bước, ông cười hể hả nói oang oang, xối nước ào ào ngoài giếng. Đó là lúc ông đem về dăm ba con cá tràu đen trũi quẫy cái bụng đầy trứng, chục con cá rô vàng ngậy, vài con lươn to tướng thấy đã mắt. 

Bữa cơm nóng với món cá đồng nướng thơm chấm mắm gừng, tô lươn vàng sả ớt um chuối hường bẻ ngoài vườn, đĩa rau luộc mắm nêm cay điếng lưỡi luôn kéo cả gia đình ngồi lại bên nhau. Sau này đi làm rồi tôi tìm mãi nhưng chưa thấy món ăn nào ngon bằng những món ấy. Tôi xa ba má, xa quê, tôi tìm mãi hương vị của ngày thơ ấu nhưng “cái ngày ấy” đã lẩn trốn trong kí ức xa xăm chỉ để lại trong tôi nỗi nhớ duy nhất: hơi thở của những cơn mưa buồn bã…

Từ khi chúng tôi đứa đi làm đứa đi học xa, ba má tôi sống lần hồi với những cơn mưa miền Trung trắng đất tối trời… những cơn mưa làm ông bà héo dần theo năm tháng... Ba má tôi đi theo chúng vội vã... Má tôi mất đầu mùa mưa. Ba tôi cứ mỗi lần thắp nhang cho má lại đứng cạnh bàn thờ thì thầm rất lâu, có lẽ ông nói với bà về những cơn lũ, những cánh đồng mất mùa, những năm tháng túng thiếu của vùng đất nghèo nàn bậc nhất này… Ông thở dài… tiếng thở lại hòa vào nhịp mưa…

Khi nhớ má tôi không thể cầm lòng được nữa, ba ra đi giữa mùa mưa... Ông đi vội vã, khi tôi hay tin về đến nhà thì ba tôi không còn nói được lời nào. Ông lặng lẽ nằm đó, mặt mũi vẫn hồng hào, chỉ có đôi tay ướt nước mưa lạnh cóng. Tôi cầm tay ba, nước mưa từ lúc nào đã lặng lẽ ướt đẫm mắt tôi….

Tôi ngồi canh ba tôi thay các chị. Ông vẫn thở đều đều, mắt nhắm nghiền như chìm vào giấc ngủ say... Tôi mơ hồ nghe tiếng thở của ba tôi rền rĩ như bước chân lang thang của cơn mưa sắp bước đi xa... Sau này tiếng thở khò khè ấy ám ảnh tôi mãi…

Bây giờ, mỗi khi ngồi lặng dưới mưa, tôi lại mơ về ngôi nhà cũ, thấy ba tôi đứng giữa sân, trong màn mưa tháng mười trắng xóa... Và tiếng thở của Người vẫn còn đó... tiếng thở đều đều nhưng rền rĩ như tiếng bước chân của cơn mưa xa xôi...

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng tuổi thơ sài gòn

Ánh nắng cuối ngày thoi thóp bên hiên 
Chiều Sài Gòn có người đi xa về buồn đến lạ 
Trong gian nhà cuối phố

Dăm mái đầu con con 
Dăm vừng mắt nâu non 
Tròn xoe
Thao tháo

Dán vào màn vi tính 
Mải miết những trò chơi

Vỉa hè nằm chơi vơi
Chờ những bước chân rộn ràng
Nhảy dây
Cút bắt
Tiếng cười trong vắt
Lẩn khuất phía sau lưng

Thằng bé ngập ngừng 
Chìa tay tờ vé số
"Cô ơi ! làm ơn mua hộ
để chiều về Bà có được bát cơm"

Cô bé tóc cột cọng cỏ rơm
Lê bàn chân cõm còi qua từng hẻm nhỏ 
Nhặt những mảnh ve chai người ta vứt bỏ 
Như nhặt nụ cười vừa đánh rớt ngày hôm qua

Con búp bê trong xó nhà khóc oa oa 
Cánh diều sau hè nằm rên rĩ
Chợt nghe môi mình đắng vị
Giữa phố đông người để lạc mất tuổi thơ xa

Đêm Sài Gòn, lộng lẫy xa hoa
Dòng người đi qua vô tình hờ hững

Lòng rưng rưng khi tình cờ bắt gặp nơi ngã tư đèn, thằng nhỏ ăn xin mù ngồi hát:
"Sài Gòn đẹp lắm...
Sài Gòn ơi...
Sài Gòn ơi..."

Xem thêm:

Tuổi thơ Sài Gòn

Phật pháp ứng dụng tuổi thơ sài gòn

Ánh nắng cuối ngày thoi thóp bên hiên 
Chiều Sài Gòn có người đi xa về buồn đến lạ 
Trong gian nhà cuối phố

Dăm mái đầu con con 
Dăm vừng mắt nâu non 
Tròn xoe
Thao tháo

Dán vào màn vi tính 
Mải miết những trò chơi

Vỉa hè nằm chơi vơi
Chờ những bước chân rộn ràng
Nhảy dây
Cút bắt
Tiếng cười trong vắt
Lẩn khuất phía sau lưng

Thằng bé ngập ngừng 
Chìa tay tờ vé số
"Cô ơi ! làm ơn mua hộ
để chiều về Bà có được bát cơm"

Cô bé tóc cột cọng cỏ rơm
Lê bàn chân cõm còi qua từng hẻm nhỏ 
Nhặt những mảnh ve chai người ta vứt bỏ 
Như nhặt nụ cười vừa đánh rớt ngày hôm qua

Con búp bê trong xó nhà khóc oa oa 
Cánh diều sau hè nằm rên rĩ
Chợt nghe môi mình đắng vị
Giữa phố đông người để lạc mất tuổi thơ xa

Đêm Sài Gòn, lộng lẫy xa hoa
Dòng người đi qua vô tình hờ hững

Lòng rưng rưng khi tình cờ bắt gặp nơi ngã tư đèn, thằng nhỏ ăn xin mù ngồi hát:
"Sài Gòn đẹp lắm...
Sài Gòn ơi...
Sài Gòn ơi..."

Xem thêm:
Đọc thêm..